BỆNH LEPTO Ở CHÓ
(Bệnh xoắn khuẩn)
Nếu như thú cưng nhà bạn không may uống nước tại các vũng nước đọng, ao, hồ, sông suối hoặc hay bơi lội dưới nước thì khả năng cao sẽ mắc bệnh xoắn khuẩn hay còn gọi là Lepto .
Bệnh Lepto là gì?
Bệnh Lepto (hay còn gọi là bệnh xoắn khuẩn) là một dạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn thuộc họ Leptospira gây ra. Bệnh xảy ra phổ biến ở chó và người tuy nhiên rất hiếm gặp ở mèo.
Có 2 dạng vi khuẩn gây bệnh: L.Grippotyphosa và L.ponoma. Bệnh để lại di chứng cho chó chủ yếu ở gan và thận vì chó có dấu hiệu vàng da khi nhiễm bệnh và đây cũng là dấu hiệu của bệnh viêm gan.
Bệnh có thể lây sang người tuy nhiên người lại có biểu hiện giống cúm nên người nhiễm bệnh chủ quan không đi kiểm tra
Tại sao lại mắc bệnh Lepto ?
Chó sẽ mắc bệnh này khi tiếp xúc với môi trường bị nhiễm khuẩn: đất, nước, chuồng, nước tiểu; cũng có thể nhiễm bệnh do ăn phải con vật mang bệnh, bị cắn bởi con vật mang bệnh; ngoài ra bệnh có thể truyền từ chó mẹ sang chó con gây nguy hiểm.Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa ẩm nóng mưa nhiều vì đây là thời điểm vi khuẩn phát triển mạnh.
Triệu chứng bệnh Lepto trên chó là gì?
Biểu hiện bệnh Lepto có thể được chia ra làm 3 loại:
- Không có biểu hiện lâm sàng
- Một số có dấu hiệu thoáng ra rồi tự hết
- Một số khác có dấu hiệu nặng và tử vong
Khi chó nhiễm bệnh mà không có biểu hiện hoặc biểu hiện nhẹ thì chó có sức đề kháng cao nên chúng có thể hồi phục được và tỉ lệ khỏi bệnh rất cao, tuy nhiên khi chó đã trở nặng thì chết rất nhanh.
Dưới đây là một vài triệu chứng của chó khi chó trở nặng:
- Chó bị vàng da, niêm mạc vàng
- Đi tiểu nhiều hơn (hoặc ít hơn), nước tiểu màu vàng đậm, có thể gây suy thận
- Nôn, tiêu chảy, ủ rũ, đờ đẩn. Một vài trường hợp nặng chó sẽ nôn và đi nặng ra máu
- Khó thở (đã bị viêm phổi)
- Đau cơ
- Máu chảy ra từ trong miệng, nước bọt pha lẫn máu
- Chảy máu bên trong cơ thể có thể thấy ở những vùng da mỏng hoặc vết thương
- Gây sưng chân
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường máu và phá vỡ các hồng cầu, khi số lượng hồng cầu mất quá nhiều nhưng chủ nhân không biết thì chó có thể sẽ tử vong vì thiếu máu.
Điều trị bệnh Lepto ở chó như thế nào?
Để giúp chó giữ mạng sống và nhanh chóng bình phục, chủ nuôi cần làm những việc sau:
- Bổ sung nước, cung cấp các chất dinh dưỡng bổ sung cho chó.
- Dùng thuốc có chứa: Penicillin, Hanoxyline, Doxycyline
- Cho chó uống thuốc chống nôn, giảm triệu chứng của gan, bổ sung sắt để giúp cơ thể có thể tái tạo lại lượng máu đã mất.
Cần làm gì để phòng bệnh Lepto cho chó?
Dù là bất cứ bệnh nào đi nữa thì việc trước tiên vẫn phải làm là cách li chó bệnh (cách li với cả con người vì con người cũng có thể bị lây nhiễm).
Vệ sinh sát trùng kĩ càng nơi tiếp xúc chó nhiễm bệnh (bắt buộc phải đeo bao tay, đeo khẩu trang để tránh bị phơi nhiễm).
Tránh để chó tiếp xúc với nước tiểu, chuồng, môi trường của chó đã nhiễm bệnh chưa được xử lí kĩ càng.
Khi chó bị cắn nên sát trùng rửa vết thương, theo dõi biểu hiện của chó.
Cho chó đi tiêm phòng định kì (phải tiêm thường xuyên vì tỉ lệ phòng bệnh chỉ có 70% và dễ dàng tái nhiễm).
Nếu có bất ký thắc mắc nào,vui lòng liên hệ với phòng khám của chúng tôi theo địa chỉ sau:
Hệ Thống Bệnh Viện Thú Y Pet Health Centre
Địa chỉ:
Trụ sở chính: Bệnh Viện Thú Y Pet Health Centre Long Khánh
153C Ngô Quyền, P. Bảo Vinh, TP. Long Khánh, Đồng Nai
ĐT: 0901 292 090
Chi nhánh 1: Phòng Khám Thú Y Pet Health Centre Xuân Lộc
377C, Hùng Vương, TT. Gia Ray, H. Xuân Lộc, Đồng Nai
ĐT: 0918 339 242
Chi nhánh 2: Phòng Khám Thú Y Pet Health Centre Gia Kiệm
C1, 048 Bắc Sơn, Thống Nhất, Đồng Nai
ĐT: 0908 090 425
Chi nhánh 3: Bệnh Viện Thú Y Pet Health Centre Long Thành
Lô A6 Lê Duẩn, TT. Long Thành, H. Long Thành, Đồng Nai
ĐT: 0933 944 316
Chi nhánh 4: Bệnh Viện Thú Y Pet Health Centre Phú Mỹ Hưng
009, Khu Phố Mỹ Hoàng, Đ. Nguyễn Văn Linh, P. Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
ĐT: 0899 588 808
Chi nhánh 5: Bệnh Viện Thú Y Pet Health Centre Thủ Đức
447E Lê Văn Việt, P. Tăng Nhơn Phú A, Thành phố Thủ Đức
ĐT: 0765 859 587